Các bác sỹ sản khoa cảnh báo rằng mẹ bầu hay khóc không hề tốt chút nào. Sự nhạy cảm trong cảm xúc của mẹ bầu sẽ để lại vô số ảnh hưởng, tác hại đến có thai nhi. Cụ thể thai nhi nhẹ cân, dễ mắc dị tật thai nhi, sinh non, lớn lên dễ rối loại cảm xúc…
Khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, đặc biệt lượng hormone Estrogen (chúng có thể tăng lên gấp 50 lần so với bình thường). Điều này khiến cơ thể và tâm lý của các mẹ cũng bị ảnh hưởng một phần. Dễ nhận thấy thấy nhất là các mẹ bầu dễ bị xúc động hơn, buồn vui thất thường và nảy sinh một số rào cản tự vệ (chủ yếu là để bảo vệ thai nhi sao cho được an toàn nhất).
Ngoài sự thay đổi của nội tiết tố nữ thì những tác động từ môi trường bên ngoài cũng dễ khiến mẹ bầu hay khóc hơn. Không nhận được sự quan tâm từ chồng, sự đồng cảm chia sẻ từ người thân xung quanh hoặc chẳng may trong gia đình có chuyện buồn cũng khiến bà bầu đau khổ và dễ khóc hơn.
Phụ nữ mang thai “mít ướt” cũng có thể là do chứng mãn cảm hay rối loạn lo âu thời kỳ mang thai.
Tin chắc khi biết được tính “mít ướt” của mình có thể gây hại tới tương lai của thai nhi như thế nào, các bà bầu chắc chắn sẽ sợ và biết cách kìm chế cảm xúc của mình.
Trong 3 tháng đầu, bộ phận vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển. Việc mẹ bầu thường xuyên khóc và ủ dột, buồn bã vào thời điểm này sẽ gây ra những tác động xấu cho thai nhi, tạo ra biến chứng như hở hàm ếch hay sứt môi. Một số xét nghiệm và siêu âm có thể tìm ra sớm các dị tật này. Rất nhiều trường hợp đã phải đình chỉ thai kỳ (nạo, phá thai) khi biết thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh.
Rất nhiều trường hợp ở thời kỳ đầu mang thai, thai nhi vẫn ổn định. Nhưng, do đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu gặp các chuyện không may, gây sang chấn tâm lý, tạo nên sự buồn bã, u uất, hay khóc nên thai nhi bị sinh non, nhẹ cân và sức đề kháng kém. Việc chăm sóc những đứa trẻ này gặp rất nhiều khó khăn và vất vả.
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi dần dần hoàn thiện hình hài đầy đủ và cân nặng được gia tăng đáng kể, khác hẳn những tháng trước. Nếu mẹ bầu hay khóc thì sẽ dẫn đến việc thai nhi bị thiếu dưỡng khí, khóc nhiều oxy lên não chậm, lượng oxy cung cấp cho bé cũng ít. Do đó bé không có đủ dưỡng khí để phát triển. Khi sinh, trẻ thường ít cân và dễ mắc suy dinh dưỡng sau này.
Mẹ và bé không chỉ có mối liên hệ mật thất về mặt xác thịt mà còn có mối liên quan mật thiết về mặt tinh thần. Khi mẹ buồn, bé cũng có thể phần nào cảm nhận được nỗi buồn của mẹ, làm bé cũng buồn theo. Điều đó làm cho trâm thần của bé cũng trở nên u uất theo tinh thần của người mẹ.
Theo nghiên cứu thì thai nhi từ tháng thứ 6 đã có thể cảm nhận những âm thanh từ bên ngoài. Nếu thường xuyên được nghe những câu nói ấm áp của cha mẹ, của người thân, tinh thần thai nhi sẽ phấn chấn và phát triển tốt. Những âm thanh tiêu cực (cha mẹ to tiếng, cãi vã) sẽ khiến tinh thần của thai nhi bị ảnh hưởng, biến động và áp lực.
Mẹ và bé có mối liên hệ mật thiết, khi mẹ bầu hay khóc thì bé không chỉ bị ảnh hưởng khi còn nằm trong bụng mẹ mà cả sau này khi bé sinh ra. Bé con của bà mẹ hay khóc thường có sức khỏe yếu, hay quấy khóc, chán ăn, sức đề kháng kém.
Không chỉ vậy tính cách của bé cũng bị ảnh hưởng. Bé dễ có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng yếu đuối dễ khóc.
Theo các nghiên cứu được tiến hành, 15% trẻ em có mẹ gặp phải các vấn đề tâm lý khi mang thai sẽ chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém. Tỷ lệ này tăng hơn nếu mẹ từng bị trầm cảm trong quá trình mang thai.
Để giải quyết tình trạng này, các bà mẹ nên cố gắng thay đổi cách suy nghĩ sao cho tích cực và lạc quan hơn bằng cách:
Tìm người nói chuyện: Điều cần thiết nhất là người mẹ tìm được chốn để trải lòng, chia sẻ những khó khăn mình phải trải qua và tiếp nhận những lời khuyên có ích. Những người được mẹ bầu tin tưởng cần lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên có ích. Không nên đưa ra các giải pháp có tính tiêu cực.
Nghỉ ngơi nhiều: Trong thời gian mang thai, bà bầu cần được nghỉ ngơi thật nhiều, đầu óc cần được thư giãn và cũng cần khoảng trống để có thể thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.
Suy nghĩ tích cực: Điều quan trọng nhất khi cố gắng khắc phục chứng “mẹ bầu hay khóc” là cố gắng để bản thân suy nghĩ tích cực hơn, sống lạc quan và ngừng suy nghĩ phức tạp. Hãy tham gia những nhóm, group về những bà mẹ đang mang thai để trao đổi với nhau nhiều hơn, hiểu về quá trình biến đổi tâm sinh lý của bản thân.
Các mẹ bầu hay khóc nên suy nghĩ đến mặt có hại, sự ảnh hưởng đến thai nhi để điều tiết cảm xúc tốt hơn. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên tham khảo ngay => 8 mốc khám thai quan trọng – Không khám mẹ lo để đảm bảo biết được sự phát triển của thai nhi có thuận lợi không.
Mời bạn đọc tham khảo 3 thiết bị khách sạn bán chạy nhất tại Poliva: