Mang thai 9 tháng 10 ngày bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong ngóng chào đón con khỏe mạnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp các mẹ buộc sinh non. Vậy sinh non là gì? Dấu hiệu sinh non biểu hiện như thế nào? Trẻ sinh non có bị làm sao không? Dưới đây Poliva sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc.
Sinh non (sinh thiếu tháng) là hiện tượng em bé chào đời sớm xảy ra ở khoảng 8 – 10% số phụ nữ mang thai. Nếu em bé được sinh ra trước 37 tuần có nghĩa trẻ bị sinh non. Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị các bệnh như bại não, khuyết tật, khiếm thính và thậm chí là bị khiếm thị. Trường hợp các mẹ chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 thì cả hai mẹ con có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Sinh non được phân loại 3 giai đoạn:
Sinh non khi thai dưới 28 tuần
Sinh non khi thai từ 28 – 32 tuần
Sinh non khi thai từ 33 – 36 tuần.
Khi bị sinh thiếu tháng đều khiến các mẹ lo lắng về sức khỏe của con và chính mình. Do đó để giúp các mẹ nhận biết được dấu hiệu này và biết cách xử lý kịp thời, Poliva điểm danh giúp bạn đọc cùng biết:
Đau lưng: Đau lưng là một trong dấu hiệu mẹ sắp sinh con. Nếu các mẹ có cảm giác đau lưng dưới, liên tục và không chịu nổi thì có nghĩa mẹ sắp sinh.
Xuất hiện cơn gò tử cung: Trường hợp các mẹ có thấy xuất hiện các cơn gò tử cung, cứ 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên báo hiệu mẹ sắp sinh.
Đau quặn bụng dưới: Nếu mẹ có cảm giác đau bụng dưới quặn, hay đau như đến chu kỳ kinh nguyệt cũng báo hiệu mẹ sắp sinh. Điều cần thiết nhất lúc này là phải được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Âm đạo chảy máu: Hiện tượng chảy máu âm đạo cũng là một trong những dấu hiệu sinh non sắp xảy ra. Máu âm đạo ra nhiều hoặc ra ít cũng một phần báo hiệu mẹ chuẩn bị sinh.
Tiết dịch âm đạo nhiều: Dịch âm đạo ra nhiều cũng là một trong dấu hiệu mẹ sắp sinh em bé. Dịch âm đạo lúc này trở nên lỏng, nhầy và có lẫn máu.
Gia tăng áp lực trong vùng xương chậu: Các mẹ sẽ có cảm giác đau lưng ở vùng thấp, đau theo chu kỳ. Nếu triệu chứng này trở nên tệ hơn, mẹ có cảm giác đau tức thì lúc này tình huống trở nên nghiêm trọng, các mẹ phải đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Khi sinh non bé có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau: hô hấp, thị lực, nhẹ cân… Dưới đây là một số rủi ro của bé sinh non.
Vấn đề khó khăn nhất khi bé sinh non chính là hô hấp. Phổi là một trong những cơ quan cuối cùng hoàn thiện trong quá trình mang thai. Nếu bé sinh non, phổi chưa phát triển đầy đủ thì có thể bé sẽ mắc phải tình trạng này. Do đó cung cấp oxy cho bé là điều rất cần thiết.
Hầu như ở những bé sinh non đều bị thiếu chất béo. Điều này có nghĩa cơ thể bé sẽ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt được dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Ngoài ra trẻ sinh non sẽ dành hết năng lượng của mình để giữ ấm cơ thể nên bé sẽ khó tăng cân và phát triển. Thường những em bé này sẽ được nuôi trong lồng ấp, có chế độ dinh dưỡng, quan sát riêng.
Về tim, bệnh sót ống động mạch (PDA) và bệnh huyết áp thấp là 2 trong số các bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ sinh non. Nếu 2 bệnh này không được các bác sĩ điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nguy cơ bé bị suy tim.
Về não, nếu bé sinh non trước 28 tuần, bé sẽ có nguy cơ bị xuất huyết não. Trường hợp bé bị xuất huyết não quá nhiều, bé sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não sau này của trẻ.
Những em bé sinh thiếu tháng thường mắc các chứng bệnh về máu như: thiếu máu, vàng da. Hiện tượng này diễn ra khá nhiều, phổ biến và không cần đến sự can thiệp y khoa quá nhiều.
Sinh non là một điều thiệt thòi mà bất kì ông bố bà mẹ nào cũng không muốn xảy ra. Khi sinh ra cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ, do đó bé sẽ được ấp lồng, hô hấp trong phòng riêng.
Với những em bé chào đời trước 30 tuần thường mắc bệnh lý võng mạc (ROP). Bệnh này chính là do sự phát triển mạch máu bất thường ở võng mạc mắt. Nếu không được các bác sĩ phát hiện, kiểm tra có thể bé sẽ bị mù lòa. Do vậy mà những em bé sinh thiếu tháng thường sẽ được cho vào phòng riêng để ấp lồng, các bác sĩ tiện theo dõi.
Trên thực tế theo thống kê có khoảng 80% những em bé sinh non sống sót, còn lại sẽ dễ tử vong do mắc các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra một phần do cơ thể bé quá yếu, non nớt, chưa phát triển đầy đủ mà bé sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.
Trên đây là những thông tin về trẻ bị sinh non và những vấn đề liên quan. Poliva hy vọng rằng bài viết này mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra để giúp bạn đọc có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi lên bàn đẻ, Poliva gợi ý bạn đọc bài viết => Hướng dẫn cách rặn đẻ từ A đến Z dành cho mọi phụ nữ
Ngoài mang đến cho bạn đọc những kiến thức hay, Poliva.vn còn là địa chỉ cung cấp các loại thiết bị khách sạn & nhà hàng cao cấp uy tín số 1 tại Việt Nam hiện nay như: thanh lý xích đu gỗ, bàn ghế bể bơi, mua ô dù ngoài trời, cung cấp đồ amenities,…Quý khách có nhu cầu mua thiết bị khách sạn & nhà hàng thương hiệu Poliva cao cấp giá rẻ vui lòng liên hệ 096.849.8888 – 094.714.9999 để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn mong muốn.