Trầm cảm sau sinh là căn bệnh sau sinh phổ biến. Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh là cả một quá trình kéo dài hàng tháng thậm chí là cả năm. Nhưng nếu trong suốt quá trình trị liệu đó bạn không cảm thấy các triệu chứng trầm cảm của mình thuyên giảm, vậy là do đâu?
Theo nghiên cứu, hầu hết những bà mẹ nếu được phát hiện và chữa trị trầm cảm sau sinh kịp thời sẽ phục hồi và lành bệnh nhanh hơn những người mẹ phải chịu đựng trầm cảm lâu. Đây là lý do vì sao thời gian mắc bệnh có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi của bạn đến vậy. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “Sự thuyên giảm nhanh chóng của các triệu chứng trầm cảm là yếu tố dự báo thành công của một liệu trình trị trầm cảm sau sinh” (Scadoczky et al, Journal of Affective Disorders, 2004).
Nói cách đơn giản, bạn càng được điều trị nhanh thì việc điều trị càng hiệu quả hơn và mang lại kết quả tốt hơn. Vì vậy, nếu không thấy trầm cảm thuyên giảm hãy tự hỏi lại xem khi nào thì bạn bắt đầu điều trị?
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh của bạn càng trầm trọng thì bạn càng mất nhiều thời gian phục hồi hơn. Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy trầm cảm nặng hơn có liên quan đến việc giảm khả năng phục hồi sớm. (Meyers et al, Archives of General Psychiatry) Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trầm cảm sau sinh nặng sẽ không thể phục hồi. Triệu chứng quá nghiêm trọng chỉ làm giảm khả năng phục hồi sớm của bạn.
Một số phụ nữ được chỉ định sử dụng những phương pháp điều trị không hiệu quả, vì vậy họ không thể hồi phục. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Để chữa trầm cảm sau sinh, các bác sĩ tâm lý có thể sử dụng rất nhiều liệu pháp trị liệu và thuốc khác nhau. Ví dụ như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng, trị liệu cá nhân, điều trị nhóm,… và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, serotonin và thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine, tricyclics, thuốc chống loạn thần,… Cũng như các loại phương pháp tự chăm sóc như liệu pháp ánh sáng, tập thể dục, yoga, bổ sung,.. Và trong suốt chiều dài hàng nghìn năm, thì Y học đã chứng minh rằng một phương pháp trị liệu không thể áp dụng cho tất cả mọi người.
Trong cuốn sách “This is’nt what i expected” (Tạm dịch: Đây không phải là điều tôi mong đợi), tác giả Karen Kleiman viết, “Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu của mình hoặc nếu bạn thực sự trở nên tồi tệ hơn thay vì tốt hơn, đã đến lúc bạn phải xem xét thay đổi liệu pháp điều trị”. Nếu những gì bạn đang làm không hiệu quả, hãy tới hỏi bác sĩ tâm lý của bạn để thử một điều gì đó khác biệt. Bạn cũng có thể suy nghĩ đến việc tìm kiếm một chuyên gia tâm lý khác.
Trên thực tế, một số bệnh nhân trầm cảm sau sinh lại mắc chứng trầm cảm kháng trị liệu. Theo Mayo Clinic, các liệu pháp không đi đến kết quả có thể làm cho bạn bị trầm cảm kháng điều trị. Nó có thể được gây ra bởi căng thẳng cảm xúc đáng kể, bằng cách không dùng thuốc chính xác theo quy định, hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác mà bạn có thể có như rối loạn tuyến giáp, các vấn đề về tim hoặc lạm dụng dược chất. Mayo Clinnic nói rằng bạn nên chắc chắn rằng bạn đang được một chuyên gia tâm lý điều trị (không chỉ bác sĩ thường xuyên của bạn), và hãy kiên nhẫn, sẵn sàng thử các phương pháp điều trị khác nhau. Điều này có thể bao gồm các loại liệu pháp khác nhau, các loại thuốc khác nhau, thử ngủ và tập thể dục, hoặc các phương pháp điều trị mới hơn như kích thích dây thần kinh phế vị hoặc kích thích từ xuyên sọ.
Quá ỷ lại vào bác sĩ và chuyên gia tâm lý đôi khi chính là sai lầm khiên cho quá trình chữa trị trầm cảm sau sinh của bạn kéo dài.
Suy nghĩ của bạn bị đóng đinh vào tư tưởng bác sĩ biết tất cả, vì vậy mà bạn không tự nói lên khi nhận ra rằng tình trạng của bạn không khá lên mặc cho bạn tuân theo các khuyến nghị điều trị. Một vài trường hợp, bác sĩ bạn có kiến thức hạn chế trong việc điều trị tâm lý và họ đã cố gắng thử mọi cách họ biết nhưng vẫn không hiệu quả. Hay đôi khi cách làm việc của bác sĩ điều trị không hợp làm bạn càng thêm căng thẳng và lo lắng bất cứ phương pháp nào họ biết cách sử dụng. Hoặc đôi khi bạn gặp trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm và vô tâm, họ kê đơn thuốc quá liều và gây tác dụng phụ vì không nghiên cứu kỹ hồ sơ của bạn. Những điều này hoàn toàn có thể xảy đến với bạn.
Vì vậy, bạn PHẢI nói lên về cảm xúc của bạn và cách thức kế hoạch điều trị bạn đang sử dụng, hoặc không ảnh hưởng đến các triệu chứng của bạn. Bạn phải nói về cảm giác của bạn trong văn phòng của bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa, liệu bạn có cảm thấy bạn đang được lắng nghe và thấu hiểu hay không.
Điều trị theo liệu pháp chuyên môn của bác sĩ là rất quan trọng nhưng bác sĩ hay chuyên gia tâm lý của bạn lại không thể ở nhà bạn cả ngày để đảm bảo bạn có một môi trường phù hợp để phục hồi. Nếu bạn đang ở trong tình huống mà những người xung quanh bạn không ủng hộ hoặc bạn không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào để bạn có thể nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt, điều này có thể làm chậm quá trình điều trị trầm cảm.
Ví dụ, nếu chồng và người thân của bạn không tin rằng trầm cảm sau sinh là có thật, hoặc họ không sẵn sàng giúp đỡ để bạn có thể nghỉ ngơi đầy đủ thì tình trạng căng thẳng này có thể làm cho việc điều trị trầm cảm khó khăn hơn.
Tốt nhất hãy thường xuyên nói chuyện và tâm sự với những người luôn thấu hiểu và sẵn sàng ủng hộ bạn như chị, em gái, bạn thân. Bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh để nhận được sự giúp đỡ. Cố gắng nói chuyện, hoặc nhờ bác sĩ chuyên môn giải thích cho người nhà hiểu về trầm cảm sau sinh và yêu cầu sự giúp đỡ từ họ.
Có một sự thật chính là bác sĩ không thể ép buộc bạn điều trị. Liệu pháp điều trị trầm cảm sẽ thất bại nếu bạn không chịu mở cửa và không đủ sẵn sàng. Thuốc cũng không có tác dụng nếu bạn không chịu uống thuốc đầy đủ, đúng giờ. Các hội nhóm hỗ trợ cũng chả giúp được gì nếu bạn không chịu mở lòng tham gia.
Ngủ ít và thiếu dinh dưỡng sẽ ngăn cản quá trình phục hồi của bạn. Hãy nhớ rằng bạn chính là người quyết định cuối cùng trong quá trình phục hồi của bạn. Hãy tự chăm sóc bản thân và có trách nghiệm với quá trình điều trị của mình.
Lưu ý nhỏ cuối cùng, khi bạn cảm thấy dần đỡ hơn, làm ơn đừng dừng lại ngay nếu chưa nhận được lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Theo Mayo Clinnic “Điều quan trọng là tiếp tục điều trị sau khi bạn bắt đầu cảm thấy đỡ hơn… Ngừng điều trị quá sớm chỉ có thể khiến bệnh sớm tái phát. Tốt nhất hãy làm việc với chuyên gia để biết chính xác khi nào bạn nên dừng lại”. Ngoài ra để có cái nhìn toàn diện về chứng bệnh trầm cảm quý bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết => Trầm cảm là gì? Hé lộ những bí mật đằng sau căn bệnh trầm cảm
Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị nhà hàng khách sạn các loại như: xích đu mây, ghế bể bơi bằng nhựa, ô dù ngoài trời, đồ tiêu hao khách sạn,…Vui lòng liên hệ ngay với Poliva theo hotline 096.849.8888 – 094.714.9999 để sớm nhận được báo giá và những tư vấn chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm.
(Nguồn: Postpartumprogress.com)