Trẻ bị quai bị có nguy hiểm không? Nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

138,503 | Thứ tư, 20/11/2024, 07:00 (GMT+7)

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp. Trẻ bị quai bị có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị? Bố mẹ nên cho bé ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu vi trùng có tên Mumps, thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé trong độ tuổi từ 3 đến 14 tuổi. Trẻ thường bị quai bị vào thời tiết chuyển mùa như đông xuân hoặc hè thu.

Trẻ bị quai bị có nguy hiểm không? Nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Trẻ bị quai bị có nguy hiểm không? Nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị quai bị

Trẻ bị quai bị là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Nguyên nhân trẻ bị quai bị

Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do siêu vi hoặc vi trùng gây nên.

Trẻ bị quai bị do siêu vi gây nên thì không cần phải đến bệnh viện, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Còn với những trường hợp trẻ bị quai bị do vi trùng, bé có hiện tượng sốt cao, ói mửa, nhức đầu hay bộ phận sinh dục sưng to thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não – màng não, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn. Trẻ bị viêm tinh hoàn có thể dẫn tới teo tinh hoàn và trong một số trường hợp có thể dẫn tới vô sinh.

Bệnh xuất hiện nhiều ở những trẻ chưa được tiêm phòng quai bị. Thời gian ủ bệnh từ 6 ngày trước khi phát hiện ra bệnh và đến 2 tuần sau khi có các triệu chứng của bệnh.

Bệnh quai bị lây lan như thế nào?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân nói chuyện hoặc ho, hắt hơi. Biểu hiện lâm sàn nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.

Vấn đề bệnh quai bị có thể lây qua đường phân hoặc nước tiểu vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng sống sót trong nước tiểu khoảng 2 – 3 tuần.

Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Trẻ bị quai bị có dấu hiệu gì?

  • Trẻ bị quai bị có cảm giác khó chịu, kém ăn kèm theo sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.
  • Tuyến mang tai của trẻ bị quai bị sẽ sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi sẽ giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần, có thể bị sưng một hoặc hai bên. Vùng bị sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai nên trên và ra ngoài.
  • Vùng tuyến bị sưng có cảm giác đau nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược lại với trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn.
  • Trẻ bị quai bị khó nói, khó nuốt.

Trẻ bị quai bị có thể để lại những biến chứng gì?

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị chính là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi vùng sưng mang tai đang giảm dần, bé sẽ cảm thấy đau đầu nhiều hơn, buồn nôn và mêt mỏi.

Biến chứng khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất khi trẻ bị quai bị chính là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Biến chứng này thường xảy ra ở tuổi dậy thì (trên 7 tuổi). Viêm buồng trứng hiếm gặp hơn so với viêm tinh hoàn. Biến chứng thường xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm.

Ở những bé trai bị quai bị khi xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều kèm theo đau nhiều ở vùng chứa tinh hoàn, có thể là một hay hai bên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện điều trị ngay để tránh những biến chứng vô sinh về sau. Trẻ bị quai bị là bé gái thì biến chứng viêm buồng trứng sẽ gây đau bụng nhiều, mẹ cần đưa bé đi siêu âm để được chuẩn đoán chính xác.

Trẻ bị quai bị có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị quai bị có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị quai bị nên ăn gì?

Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước và ăn những thức ăn dạng lỏng giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: cháo gạo tẻ, bột ngó sen, canh trứng… Những món ăn này giúp bé dễ dàng hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.

Các mẹ lưu ý không cho trẻ ăn những món đồ ăn chua, cay hoặc các thực phẩm có chứa chất kích thích. Những loại thực phẩm này khiến cho tuyến nước bọt bị phân tiết dẫn đến quai bị sưng to hơn khiến trẻ gặp các biến chứng khó lường.

Trẻ bị quai bị có tắm được không?

Khi trẻ bị quai bị, các mẹ vẫn có thể tắm cho bé bình thường. Tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa không cho virus, vi khuẩn phát triển. Việc tắm rửa hàng ngày còn giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi tắm các mẹ chú ý cho bé tắm nước ấm, tắm nhanh, không nên để bé ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.

Trẻ bị quai bị vẫn có thể tắm.

Trẻ bị quai bị vẫn có thể tắm.

Chắc hẳn bây giờ các mẹ đã biết nên làm gì khi trẻ bị quai bị. Poliva hi vọng mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Ngoài ra, để có thêm kiến thức về nuôi con, chăm con, bạn đọc có thể tham khảo thêm => Trẻ bị thủy đậu, cách điều trị

Poliva.vn – Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị khách sạn thương hiệu Poliva độc quyền tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực cung cấp thiết bị khạch sạn trên toàn quốc, nên những sản phẩm của chúng tôi như: xích đu sắt đơn giảnghế tắm nắng hồ bơiô dù ngoài trời giá rẻđồ tiêu hao khách sạn,…đang được rất nhiều các nhà nghỉ, khách sạn trên toàn quốc sử dụng hiện nay. Quý khách có nhu cầu mua các loại đồ dùng khách sạn hoặc setup toàn bộ thiết bị cho khách sạn của mình vui lòng liên hệ 096.849.8888 (Miền Bắc) – 094.714.9999 (Miền Nam) để chọn được những sản phẩm mà bạn ưng ý nhất.

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999