Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, rặn è è đỏ mặt và ọc sữa nhiều

141,625 | Thứ năm, 21/11/2024, 07:00 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, rướn mình rặn è è đỏ mặt ọc sữa khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến bởi có thể là do bé thích vận động, ngọ nguậy. Tuy nhiên nếu hành động này thường xuyên xảy ra thì các mẹ đừng chủ quan bởi hành động này mà kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến bé dễ bị trớ, chậm lớn, mất ngủ đồng thời cũng là biểu hiện của thiếu canxi, mệt mỏi…

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình – Mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình – Mẹ nên làm gì?

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

Phần đông các bé từ lúc sinh đến khi được vài tuần tuổi hay vặn mình vì lúc này bé chưa quen hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. Khi trẻ chào đời các tế bào thần kinh vẫn chưa biệt hóa vỏ não, thể vân chưa phát triển nên các hoạt động dưới vỏ não chiếm ưu thế chính vì vậy trẻ thường xuyên vận động và múa máy vặn mình (khi bị kích thích vỏ não có phản ứng xu hướng lan tỏa).

Tuy vậy các mẹ vẫn phải tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, (gồng mình, rặn è è, ọc sữa) từ các y bác sĩ hoặc chuyên khoa để nắm rõ được đây có phải là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ hay là biểu hiện bệnh lý khác.

Dưới đây là cách phân biệt dấu hiệu sinh lý bình thường và bệnh lý của trẻ sơ sinh

Vặn mình là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Vặn mình là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện sinh lý bình thường khi ngủ trẻ sơ sinh hay vặn mình

  • Môi trường là một trong những tác động có ảnh hưởng khiến bé ngủ không được ngon giấc. Ánh sáng nhiều (chói) và tiếng động ồn ào, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh là các tác nhân chính khiến trẻ ngủ hay vặn mình.
  • Các mẹ để trẻ bị đói : Mỗi lần bú bé chỉ có thể bú được một ít sữa mẹ do dạ dày còn rất nhỏ nên các mẹ cần chú ý thời gian để cho bé bú (thường thì khoảng 2-3 giờ bú 1 lần), nếu các mẹ cho bé bú bình thì khoảng 3-4 giờ thì nên cho bú. Tuy vậy nhu cầu của trẻ hay thay đổi và đòi ti bất cứ lúc nào chính vì thế khi thấy bé cựa quậy, vặn mình, gồng mình, uốn người… thì các mẹ nên lưu ý để cho bé bú kịp thời nhé.
  • Khi bé rặn đại tiện hay tiểu tiện, do cơ vòng bằng quang của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện nên trẻ có phản xạ vặn mình rặn điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang.
  • Tã của trẻ bị ướt cũng là 1 nguyên nhân khiến trẹ vặn mình
  • Bé cũng vặn mình, gồng mình khi bị quấn chăn quá chật khiến bé cảm thấy khó chịu.

Các nguyên nhân trên khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình thường là biểu hiện sinh lý bình thường chỉ kéo dài vài phút nên các mẹ chú ý tìm ra nguyên nhân và xử lý là bé sẽ nằm ngoan trở lại.

Mẹ nên để ý để tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình.

Mẹ nên để ý để tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình.

Biểu hiện dấu hiệu bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Hiện tưởng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình kéo dài kèm theo những dấu hiệu khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vấn đề ăn uống của trẻ dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn.

Bé bị hạ canxi máu thường có các biểu hiện như tăng kích thích thần kinh cơ khiến trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vặn mình khi ngủ. Ngoài ra, trẻ còn có thêm những biểu hiện khác như: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, dễ bị nôn trớ, hay nấc, hay quấy khóc và tăng cân chậm… Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ.

Còn có thể do một số bệnh lý khác như: da bé bị tổn thương, nóng, ngứa hoặc có thể do côn trùng bay vào tai bé khiến cho trẻ có các phản ứng vặn mình, gồng mình khi ngủ.

Các mẹ nên tham khảo thêm các bài viết

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Nên chú ý yếu tố xung quanh để đảm bảo trẻ ngủ ngon 

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là do giấc ngủ của bé không sâu. Vì vậy, để đảm bảo bé được ngủ ngon mẹ nên cho bé mặc quần áo rỗng rãi, thoáng mát đồng thời đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh.

Đệm ngủ của bé phải bằng phẳng, sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã của bé để bé luôn được khô thoáng, dễ chịu.

Xoa dịu bé khi bé có biểu hiện gồng mình vặn mình

Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng vuốt ve, âu yếm để bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Có thể bật những đoạn nhạc du dương nhẹ nhàng hoặc ru bé ngủ.

Tắm nắng thường xuyên cho trẻ

Khi vừa mới chào đời, trẻ rất dễ bị thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Tình trạng thiếu canxi khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, hay vặn mình. Do vậy, mẹ nên bổ sung canxi cho bé bằng cách tắm nắng thường xuyên. Thời điểm thích hợp nhất cho trẻ tắm nắng là lúc bình minh. Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên cho bé tắm tầm 10 – 15 phút mỗi ngày. Mẹ chú ý không cho bé tắm vào những ngày lộng gió, trời lạnh hay chuyển mùa. Sau khi tắm nắng xong, mẹ dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé và đặt bé ở chỗ kín gió, thoáng mát.

Giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển tốt về thể chất.

Giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển tốt về thể chất.

Trên đây là nguyên nhân và một số mẹo chữa trẻ sơ sinhhay vặn mình khi ngủ . Poliva hi vọng mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Bạn đọc có thể tham khảo thêm => Lời khuyên cho mẹ khi thấy trẻ sơ sinh ngủ ít

Xem thêm một số sản phẩm dụng cụ khách sạn do Poliva cung cấp, có thể bạn đọc sẽ cần: Ghế công viên, bàn ghế ngoài trời, cột chắn inox cao cấp…

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999