5 bước vệ sinh rốn cho bé nhanh chóng, an toàn và sạch sẽ

146,638 | Thứ sáu, 17/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Vệ sinh rốn cho bé hay chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng là một trong các giai đoạn mẹ chăm sóc con hàng ngày. Bạn đọc cùng Poliva tìm hiểu cách vệ sinh rốn cho bé để tránh các trường hợp dây rốn không khô, dây rốn bị rỉ máu…

Với những chị em lần đầu làm mẹ chắc hẳn khi thấy cuống rốn của con đều có chút lo lắng không biết chăm sóc ra sao. Nhiều mẹ không biết mình phải xử lý như thế nào? Dưới đây là 5 bước vệ sinh rốn cho bé an toàn và sạch sẽ.

Cuống rốn là gì?

Trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, thai nhi nhận dinh dưỡng và oxy qua nhau thai. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn ở bụng. Sau khi mẹ sinh xong, dây rốn của bé được kẹp lại và cắt bớt gần đến sát bụng của bé. Việc thực hiện này không hề gây đau cho trẻ bởi không có dây thần kinh nào ở phần dây rốn này.

Sau khi cắt, thừa 1 đoạn dây rốn khoảng 3cm được gọi là cuống rốn. Đoạn cuống rốn này sẽ tự khô, tự rụng trong thời gian từ 7-21 ngày hoặc có thể sẽ sớm hơn theo từng trẻ.

Sau khi dây rốn được cắt, phần còn lại là cuống rốn sẽ tự rụng sau đó từ 7-21 ngày sau

Sau khi dây rốn được cắt, phần còn lại là cuống rốn sẽ tự rụng sau đó từ 7-21 ngày sau

5 bước vệ sinh rốn cho bé an toàn và nhanh chóng

5 bước vệ sinh dây rốn cho bé nhanh chóng, an toàn và sạch sẽ

5 bước vệ sinh dây rốn cho bé nhanh chóng, an toàn và sạch sẽ

Về việc vệ sinh rốn cho bé sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vệ sinh cuống rốn ướt sau sinh trong vòng 24 giờ. Giai đoạn này các y tá sẽ giúp chị em chăm sóc bé và vệ sinh cuống rốn cho bé.

Giai đoạn 2: Vệ sinh cuống rốn khô, tức chăm sóc cuống rốn hàng ngày cho bé sau 24 giờ sinh. Tại thời điểm này chủ yếu là nhiệm vụ của mẹ để giữ cuống rốn cho bé thật sạch và khô cho đến khi cuống rốn tự rụng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ để vệ sinh cuống rốn: miếng bông (tăm bông), dung dịch vệ sinh rốn (do bác sĩ cung cấp),

Lưu ý: Trước khi vệ sinh, chăm sóc dây rốn cho bé chị em nên rửa tay thật sạch sẽ.

Bước 2: Đổ dung dịch vệ sinh cuống rốn vào miếng bông đủ ẩm,

Bước 3: Tiếp theo chị em cầm đầu dây của cuống rốn, dùng miếng bông tiến hành lau nhẹ từ trước ra sau của gốc rốn. Mẹ nên lưu ý làm từ từ, nhẹ nhàng; sau khi lau hết một lượt mẹ thay bông rồi lau lại lượt 2 cho sạch sẽ,

Bước 4: Sử dụng miếng bông lau xung quanh rốn từ vùng gốc rốn cho ra đến ngài vùng da xung quanh rốn. Bước này mẹ nên lau nhẹ nhàng đồng thời lưu ý chỉ nên lau một chiều chứ không nên lau đi lau lại nhiều chiều,

Bước 5: Cuối cùng sau khi đã lau xong mẹ nên cho rốn khô ráo, tuyệt đối không được sử dụng phấn rôm hay bất cứ một loại thuốc bột không rõ nguồn gốc nào để rắc lên rốn của bé. Điều này có thể gây hại cho bé, có thể bị nhiễm trùng nguy hiểm cho bé.

Vòng tuần hoàn từ khi dây rốn được cắt cho đến khi cuống rốn tự rụng

Vòng tuần hoàn từ khi dây rốn được cắt cho đến khi cuống rốn tự rụng

Một số lưu ý khi khi vệ sinh rốn cho bé an toàn

Khi vệ sinh rốn cho bé ngoài việc thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận thì các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

Giật núm rốn khi chưa đến ngày: Việc rốn tự khô, tự rụng được xem là quá trình tự nhiên, không cần mẹ phải xử lý. Khi chưa đủ ngày, việc mẹ tự ý giật núm rốn có thể sẽ gây đau, chảy máu và thậm chí là bị nhiễm trùng.

Bôi thuốc không rõ nguồn gốc vào rốn của bé: Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy việc đắp lá, bột tiêu… sẽ giúp cuống rốn khô, nhanh rụng. Nhưng điều này hoàn toàn sai, không có cơ sở khoa học. Theo các bác sĩ chuyên gia y tế cho biết việc chị em đắp những loại thuốc hay những loại lá không rõ nguồn gốc có thể sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra việc mẹ để rốn khô tự nhiên, không đắp thuốc hay những loại lá không rõ nguồn góc nào sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng, di chứng nguy hiểm cho trẻ.

Băng rốn quá kín: Có rất nhiều mẹ suy nghĩ việc băng rốn quá kín, chặt sẽ bảo vệ rốn cho bé nhưng trên thực tế điều này lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khả năng bị nhiễm trùng sẽ cao hơn.

Tuyệt đối không được băng quá kín sẽ tạo cho vi khuẩn xâm nhập

Tuyệt đối không được băng quá kín sẽ tạo cho vi khuẩn xâm nhập

Xử lý khi dây rốn của bé bị nhiễm trùng

Đôi khi do bất cẩn có thể mẹ vô tình làm bé bị nhiễm trùng rốn. Nếu quan sát thấy cuống rốn của trẻ có những dấu hiệu như có mùi hôi, dịch màu vàng, có mủ, bị sưng đỏ… chị em có thể sử dụng bông tăm thấm cồn khoảng 35 độ để lau sạch rốn. Sau đó mẹ có thể dùng cồn khoảng 3% để lau sạch phần mủ, dịch tiết ra.

Trường hợp mặt ngoài rốn đã bị đóng vảy nhưng nếu dịch mủ vẫn chảy ra mẹ hãy dùng bông thấm Nitrofurazone khoảng 0,1% rồi đắp rốn cho bé từ 3-4 lẫn mỗi ngày. Nếu bé bị nhiễm trùng nặng, mủ chảy kéo dài, quấy khóc liên tục mẹ cần đưa bé ngay đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.

Trên đây là các bước vệ sinh rốn cho bé an toàn và sạch sẽ. Poliva hy vọng bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Ngoài ra để giúp các mẹ biết cách chăm sóc con, nuôi con được tốt nhất. Poliva gợi ý bạn đọc bài viết: => Sốt siêu vi là gì? Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì để giảm sốt?

Ngoài những bài viết hay về sức khỏe, xã hội,…Poliva còn là địa chỉ tin cây chuyên cung cấp: báo giá ghế xích đu trứngghế bãi biểnô dù lệch tâm ngoài trờibộ amenities,… có chất lượng cao trên toàn quốc. Nếu bạn đang có thắc mắc về các sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ báo giá và đặt hàng nhanh với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn!

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999