Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và những nguy hiểm tiềm ẩn khó lường

141,881 | Thứ hai, 20/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ bắt nguồn từ đâu? Cách chữa trị như thế nào? Các mẹ chớ coi thường căn bệnh phổ biến này.

Bệnh tay chân miệng không chỉ dễ mắc phải ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có nguy cơ mắc chân tay miệng nhưng với tỷ lệ ít hơn. 

1. Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ bắt nguồn từ đâu?

Bệnh tay chân miệng là một trong những dạng viêm nhiễm do virus đường ruột gây ra. Virus này sinh sống và phát triển trong đường tiêu hóa và lây nhiễm cho người khác qua những tiếp xúc thông thường hàng ngày.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh này dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa phát triển đầy đủ để chống lại các virus gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng cũng có thể mắc phải ở trẻ trên 6 tuổi và người trưởng thành. Thời điểm Virus gây bệnh lây lan mạnh nhất đó chính là trong 3 mùa: mùa xuân, mùa hạ và mùa thu.

Bệnh tay chân miệng tuy không gây hại nhưng bạn vẫn phải có hướng điều trị để khỏi hoàn toàn cho bé. Tuy bệnh không gây hại nhưng nếu có những biến chứng xảy ra có thể gây ra những tình trạng cực kỳ nguy hiểm như trẻ bị viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý để phòng bệnh cho trẻ an toàn.

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường gặp

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu khi mới phát hiện có đặc trưng chủ yếu như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy đau họng, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Sau triệu chứng bệnh tay chân miệng này bé sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện mới như nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, ở lòng bàn chân, bàn tay, quanh mông và vùng hậu môn.

Trẻ bị nổi bóng nước trên da là đặc điểm rõ rệt nhất giúp bố mẹ có thể phát hiện kịp thời bệnh tình trước khi có những biến chứng xấu. Ban đầu, các nốt ban đỏ xuất hiện nhỏ, mờ có màu đỏ nhưng sau đó chúng bắt đầu phồng rộp lên, có chứa nước chất dịch nhầy bên trong. Nếu bóng nước này bị vỡ ra có thể gây đau đớn cho trẻ nhỏ nhưng thường sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

có nhiều dấu hiệu để nhận biết, đặc biệt là nổi mẩn đỏ vùng chân tay và miệng

Khi trẻ bị tay chân miệng, ngoài dấu hiệu nhận ra qua bóng nước nổi trên da, phát ban, sốt, trẻ còn có một số dấu hiệu như:

– Cơ thể đau nhức, đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ,…

– Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn bình thường, có thể hay giật mình.

– Trẻ nhỏ bị đau họng có dấu hiệu chảy nước miếng

– Trẻ thích uống đồ lạnh, ăn thức ăn dạng lỏng.

3. Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ tại nhà

Đối với bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có phương pháp đặc trị nên cách tốt nhất giúp bé nhanh hồi phục đó chính là chăm sóc tại nhà. Bạn có thể giúp bé hạ sốt, cho trẻ uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng mất nước có thể xảy ra.

Bạn hãy cho trẻ súc miệng bằng các loại nước được chỉ định dùng để tránh tình trạng bệnh lây lan. Nước súc miệng này sẽ hạn chế việc lây lan sang vùng khác, giúp giảm cảm giác đau và các viêm loét ở vùng miệng của trẻ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Luôn chú ý đến nhiệt độ cơ thể và vùng mẩn đỏ của trẻ

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, bạn cần chú ý một số điều để giúp bé mau chóng khỏi bệnh như:

– Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nước, sữa được để lạnh để tránh bé bị mất nước. Nếu bé cảm thấy khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn giúp bé quen dần để dễ ăn hơn.

– Vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị nổi bóng nước luôn sạch, thoáng.

– Khi chăm sóc cho trẻ bạn nên thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ.

– Trong khẩu phần ăn của bé, bạn cần tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay, chua vì sẽ gây tổn thương cho miệng bé. Những loại đồ ăn này có thể khiến vết loét thêm nghiêm trọng hơn.

– Bạn cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra tình hình và kê thuốc hợp lý giúp trẻ nhanh chóng cải thiện bệnh tay chân việc.

– Khi điều trị cho bé tại nhà, các bậc phụ huynh cần lưu ý không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh vì nó có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện

Thông thường, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ nếu ở mức độ nhẹ thì bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có biến chứng bạn tuyệt đối không được tự ý điều trị và nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để kịp thời khắc phục tình trạng này.

bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất

Nếu nhận thấy con mình mắc phải các triệu chứng, dấu hiệu mất nước như da khô, môi khô, giảm cân, suy nhược, đi tiểu ít, đi tiểu tiện nhiều giờ bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sơ sinh khi nhận thấy có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ các mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết cũng như là cách điều trị. Chúng tôi hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho con em của mình.

Quý khách đang có nhu cầu tìm mua các loại thiết bị khách sạn cao cấp như: xích đu gỗ ngoài trờighế bể bơi đẹpô dù che nắng ngoài trờicung cấp đồ amenities cho khách sạn,…vui lòng liên hệ 096.849.8888. Tất cả sản phẩm do Poliva cung cấp đều là hàng nhập khẩu mang thương hiệu Poliva cung cấp nên có độ bền cao, giá thành lại thấp, nên quý khách hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn mua thiết bị khách sạn tại công ty chúng tôi.

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999