Coi thường chứng khó thở khi mang thai mẹ bầu sẽ phải hối hận

126,010 | Thứ năm, 09/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Khó thở khi mang thai là điều khó tránh khỏi ở các mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày. Có nhiều mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu, khó thở khi mang thai tháng thứ 5, tháng thứ 8, tháng thứ 9. Thậm chí nhiều mẹ bầu còn bị đầy hơi khó thở khi mang thai. Điều này có nguy hiểm, ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Bài viết dưới đây Poliva sẽ có câu trả lời cho bạn đọc.

Khi mang thai cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều so với thời còn son rỗi. Những hiện tượng như buồn nôn, thèm ăn, đau ngực dẫn đến mệt mỏi, chán trường… xuất hiện suốt quá trình mang thai. Trong đó hiện tượng khó thở khi mang thai khá phổ biến. Bạn đọc cùng Poliva tìm hiểu về hiện tượng này.

Khó thở khi mang thai là hiện tượng thường xuyên mẹ bầu trải qua suốt 9 tháng 10 ngày

Khó thở khi mang thai là hiện tượng thường xuyên mẹ bầu trải qua suốt 9 tháng 10 ngày

1. Nguyên nhân của hiện tượng khó thở khi mang thai

Quần áo chật, chống lại cơn buồn ngủ

Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai có thể có rất nhiều lý do. Có thể do mẹ bầu mặc những bộ quần áo chật chội, cảm giác gò bó, bức bối và khó thở diễn ra. Ngoài ra nhiều mẹ bầu buồn ngủ nhưng cố chống lại cơn buồn ngủ nên cảm giác mệt mỏi, khó thở.

Quần áo chật chội là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai

Quần áo chật chội là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai

Khi mang thai mẹ bầu cần nhiều oxi và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào trong cơ thể. Trong đó hormone progesterone tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp lên phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Điều này khiến cho mẹ bầu bị khó thở, nhịp thở trở nên gấp gáp, khó khăn hơn.

Thông thường mẹ bầu thường xuyên bị khó thở khi mang thai vào các tháng thứ 5, tháng thứ 8, tháng thứ 9 của thai kì.

Khó thở do bị thiếu máu

Trong 9 tháng 10 ngày mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng bị thiếu máu. Tình trạng này có thể do các mẹ bị thiếu sắt. Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều sắt như:

Bí ngô: Trong bí ngô rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể giúp mẹ bầu tránh bệnh thiếu máu.

Bí ngô là "vị thuốc" bổ sung sắt giúp mẹ bầu giảm khó thở khi mang thai

Bí ngô là “vị thuốc” bổ sung sắt giúp mẹ bầu giảm khó thở khi mang thai

Thịt bò, thịt nạc: Mẹ bầu bổ sung sắt từ thịt bò, thịt nạc giúp mẹ bầu tăng lượng máu đáng kể. Hiện tượng khó thở khi mang thai cũng giảm bớt đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và con.

Ngoài ra bạn đọc có thể bổ sung các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh…

Kích thước thai nhi lớn

Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 của thai kì, kích thước em bé cũng lớn dần làm cho mẹ bị khó thở. Trong giai đoạn này tử cung của mẹ bị đẩy lên cao và nằm ngay dưới lồng ngực nên sẽ gây ra áp lực lên phổi. Thậm chí nhiều mẹ bầu còn cảm thấy như sắp tắt thở, thở dốc khó chịu.

2. Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung mẹ bầu bị khó thở khi mang thai là hiện tượng bình thường cho đến cuối thai kì. Tuy nhiên cảm giác mẹ bầu bị khó thở sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Khó thở khi mang thai không hề nguy hiểm như nhiều mẹ bầu suy nghĩ

Khó thở khi mang thai không hề nguy hiểm như nhiều mẹ bầu suy nghĩ

Khi nào thì khó thở khi mang thai sẽ là vấn đề đáng lo với mẹ bầu?

Có rất nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc, nếu chỉ khó thở bình thường thì không đáng lo ngại. Nhưng khi nào khó thở sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm và lo ngại với mẹ bầu? Đó là các triệu chứng như sau:

  • Nhịp tim bị tăng đột ngột, đập không đều
  • Cảm giác khó thở nặng, cảm giác mệt mỏi, yếu đi sau những trận trống ngực đập liên hồi
  • Khi làm việc nào đó mẹ bầu có cảm giác đau ngực, đau liên tục không thở được
  • Khó thở kể cả khi mẹ bầu nằm ngủ vào ban đêm
  • Khó thở khi mang thai kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ sưng to
  • Với những mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn trước đó cũng nên cẩn thận, tốt nhất là nên đến bệnh viện để nhận lời khuyên từ các bác sĩ.

3. Biện pháp khắc phục mẹ bầu khó thở khi mang thai

Thay đổi phù hợp với từng tư thế

Trên thực tế không có cách nào giúp mẹ bầu bị khó thở khi mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu có thể thay đổi tư thế của mình để cảm giác khó thở giảm bớt. Nếu mẹ bầu đang ngồi có thể ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Còn khi ngủ mẹ bầu có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Thay đổi tư thế nằm giúp mẹ bầu giảm bớt hiện tượng khó thở khi mang thai

Thay đổi tư thế nằm giúp mẹ bầu giảm bớt hiện tượng khó thở khi mang thai

Chăm chỉ tập thể dục

Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai nên chăm chỉ tập thể dục để điều hòa kiểm soát hơi thở được tốt hơn.

Các bài tập Yoga, bơi hay đi bộ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mẹ bầu có thể dành ra 10 phút mỗi ngày để tập các bài hít thở để mở rộng phổi. Ví dụ như đứng thẳng người, hai tay buông hai bên; hít sâu, từ từ đưa hai tay cao qua đầu; thở ra và hạ tay xuống.

Chăm chỉ tập thể dục, bồi bổ cơ thể giúp mẹ bầu giữ tâm lý thoải mái

Chăm chỉ tập thể dục, bồi bổ cơ thể giúp mẹ bầu giữ tâm lý thoải mái

Hiện tượng mẹ bầu bị khó thở khi mang thai là vấn đề theo mẹ bầu suốt 9 tháng 10 ngày. Hy vọng bài viết Poliva chia sẻ trên đây giúp mẹ bầu tham khảo, có được câu trả lời như ý cho bản thân mình. Ngoài ra mẹ bầu cần biết điều gì nên và không nên làm khi mang thai tại bài viết => Những điều cấm kỵ “tuyệt đối” khi mang thai các mẹ bầu nên biết

Poliva.vn – Địa chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn & nhà hàng uy tín hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách những sản phẩm giá thành rẻ với chất lượng cao như: mẫu xích đu sắt đơn giảnghế hồ bơi giá rẻô dù ngoài trời thanh lýđồ amenities khách sạn,…Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị nhà hàng & khách sạn vui lòng liên hệ 096.849.8888 – 094.714.9999 để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999