Dấu hiệu bị lao? Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm

132,395 | Thứ hai, 13/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Dấu hiệu bị lao rất khó phát hiện, bệnh nhân hầu như chỉ phát hiện ra bệnh khi xuất hiện các triệu chứng nặng. Phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu giúp cho việc chữa trị dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, việc cung cấp những kiến thức về dấu hiệu bị lao, nguyên nhân và cách điều trị là điều rất quan trọng.

Lao là tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, gặp nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ tuần hoàn (lao kê), hệ bạch huyết, hệ niệu dục, xương và khớp.

Tham khảo thêm:

Những điều cần biết về bệnh lao

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao được chia làm 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi:

  • Lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc lao. Những người mắc lao phổi có khả năng lây bệnh sang người khác.
  • Lao ngoài phổi thường hay gặp là: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao ruột, lao màng bụng, lao xương khớp, lao hệ sinh dục – tiết niệu. Người bị mắc lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Dấu hiệu bị lao? Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm

Dấu hiệu bị lao? Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm

Nguyên nhân bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi rất nhiều nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis). Vi khuẩn lao bò có thể lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng.

Đặc biệt, hiện nay, những người bị HIV/AIDS có nguy cơ bị bệnh lao cao do hệ miễn dịch kém. Những đối tượng này có nguy cơ tử vong rất cao và nhanh chóng.

Bệnh lao lây qua đường nào?

Đường hô hấp

Lao không phải là bệnh di truyền nhưng có nguy có lây truyền vô cùng cao. Mức độ lây lan của bệnh rất nhanh, rất nhiều người bị bệnh lao chủ quan đã vô tình lây bệnh cho những người xung quanh mà không hề biết. Vi khuẩn lao đi vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, người bị bệnh lao phổi khi ho, hắt hơi sẽ phát tán vi khuẩn lao ra ngoài không khí lây cho những người xung quanh.

Ngoài ra, những người bị bệnh lao thường hay khạc, nhổ đờm. Trong đờm chứa rất nhiều vi khuẩn lao, khi ra ngoài môi trường, chúng có thể sống được đến 3-4 tháng. Đây là mối đe dọa nguy hiểm.

Bệnh lao có nguy cơ lây truyền cao

Bệnh lao có nguy cơ lây truyền cao

Đường sinh hoạt

Nếu bạn ăn chung bữa hay dùng chung đồ sinh hoạt với những người mắc bệnh lao thì có khả năng bạn sẽ bị lây bệnh. Vì khi ấy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh khi gặp điều kiện thích hợp.

Đường cọ xát

Bệnh lao có thể lây lan qua các vết thương, vết trầy xước khi cọ xát. Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

Truyền từ mẹ sang con

Khi người mẹ bị mắc bệnh lao thì có khả năng sẽ truyền bệnh sang thai nhi. Tuy khả năng xảy ra không phải 100% nhưng bạn cũng cần thực hiện theo đúng chỉ thị của bác sĩ để tránh lây lan từ mẹ sang con tối ưu nhất.

Dấu hiệu bị lao

Dưới đây là một số dấu hiệu bị lao điển hình để mọi người có thể nhận biết và điều trị kịp thời:

  • Ho: Đây là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản. Nếu như bệnh nhân bị ho trên 3 tuần mà không phải do những bệnh trên trong khi đã dùng thuốc kháng sinh mà vẫn không giảm ho thì chỉ có thể là lao phổi.
  • Khạc ra đờm: Gia tăng xuất tiết do phổi bị kích thích hoặc có tổn thương tại phổi phế quản thì có hiện tượng khạc đờm nhiều. Cũng giống như ho, khạc đờm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất là viêm nhiễm. Nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh mà tình trạng khạc đờm không có dấu hiệu giảm thì khả năng cao là bị lao phổi. Đây là dấu hiệu bị lao quan trọng để gợi ý bệnh.
  • Ho ra máu: Đây là triệu chứng có thể gặp ở 60% người bị lao phổi do có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
  • Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy ở những người bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực. Nếu phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
  • Gầy, sụt cân: Triệu chứng này gặp ở phần đông những người bị lao phổi. Những người gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân mà không phải do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm HIV/AIDS mà lại kèm theo những triệu chứng như ở trên thì khả năng cao người đó đã bị bệnh lao.
  • Sốt: Đây là dấu hiệu bị lao thường gặp. Sốt có thể gặp ở nhiều dạng như: sốt cao, sốt thất thường nhưng phổ biến nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Khi thấy có triệu chứng sốt kèm theo những triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… thì phải nghĩ ngay đến lao phổi.
  • Ra mồ hôi: Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có bệnh lao. Ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta vẫn gọi là đổ mồ hôi trộm, triệu chứng này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Dấu hiệu bị lao phổ biến, có thể là do tác động tâm lý cùng với sự khó chịu mà bệnh gây ra khiến cho bạn cảm thấy mệ mỏi, thiếu ngủ, không muốn ăn uống.
Dấu hiệu bị lao?

Dấu hiệu bị lao?

Trên đây là những dấu hiệu bị lao mà bạn đọc cần lưu ý. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, Poliva gợi ý bài viết: => Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?

Quý khách có nhu cầu tìm mua các loại thiết bị khách sạn, thiết bị ngoại cảnh như: xích đu trứng, ghế bãi biển, ô dù ngoài trời, bộ amenities,…Vui lòng liên hệ trực tiếp với Poliva qua số điện thoại 096.849.8888 – 094.714.9999 hoặc qua đia chỉ 488 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội và 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM. để có thể chọn mua được những món đồ mà mình ưng ý nhất.

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999