Phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín là bệnh lý khá nhạy cảm, nếu không có những kiến thức đầy đủ về bệnh thai phụ dễ dẫn đến hiểu sai, hiểu không đầy đủ hoặc chủ quan không điều trị, điều trị sai cách dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Tình trạng bị ngứa vùng kín hay ngứa vùng lông mu khi mang thai xảy ra khá phổ biến và cũng là một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của thai phụ. Bệnh không chỉ gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, khiến chị em mất đi sự tự tin, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người mẹ lẫn thai nhi.
Sự thay đổi về nội tiết tố: dẫn đến việc tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da. Dẫn đến các mẹ bị tăng tiết nhiều mồ hôi hơn và lúc này da trở nên nhạy cảm cộng thêm yếu tố vệ sinh và đồ lót… sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai.
Do viêm nhiễm âm đạo: Viêm nhiễm âm đạo thường có biểu hiện điển hình là ngứa vùng kín, chính vì vậy, chị em đang mang bầu sẽ gặp hiện tượng này trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Vùng kín xuất hiện các mụn rôm sảy: Do tiết nhiều mồ hôi, mặt khác vùng kín trong tình trạng ẩm ướt sẽ giúp các vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm nhiễm. Bên cạnh ngứa vùng kín, lúc này thai phụ còn gặp những hiện tượng khí hư ra nhiều.
Mắc các bệnh xã hội (bệnh lây qua đường tình dục) nguy hiểm: Phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín có thể do chị em mắc các bệnh xã hội nguy hiểm, có thể kể đến như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… Khi mắc một trong những bệnh này biểu hiện mà chị em gặp phải đó chính là ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi và ra nhiều.
Những bệnh này là những bệnh lý khá nguy hiểm, nếu mắc trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non.
Phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín do rạn da: Thông thường, thai phụ bị rạn da ngoài ngứa ở bộ phận sinh dục, vùng háng và vùng mu còn có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi…
Tiết nhiều mồ hôi: Do tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Điều này làm các sản phụ tiết mồ hôi nhiều và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có…) dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín, nhất là vùng bẹn và vùng mu.
Tiết mồ hôi làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
Ngứa vùng kín do rối loạn nội tiết tố: Khi rối loạn nội tiết dễ bị thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Khi bị ngứa vùng kín, không chỉ thai phụ mà hầu hết chị em phụ nữ đều gãi khá nhiều với hy vọng cơn ngứa được giảm bớt. Thế nhưng đây là quan niệm hết sức sai lầm, gãi không thể làm giảm cơn ngứa mà còn khiến cơn ngứa tăng lên, gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khắc phục ngứa vùng kín ở phụ nữa mang thai sau đây:
– Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót). Không được mặc quần áo bó sát
– Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức
– Không nên dùng sữa tắm hay dung dịch tẩy rửa mạnh, nhiều bọt và quá thơm
Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Tắm bằng nước chè xanh cũng giúp giảm ngứa do chè xanh có tính kháng khuẩn cao. Tránh dùng các sản phẩm có chứa dầu khoáng.
– Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi…). Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt
– Quan hệ tình dục an toàn không chỉ phòng tránh bệnh ngứa vùng kín mà còn rất nhiều bệnh tình dục khác khi mang thai
Có rất nhiều chị em băn khoăn: Có thể đặt thuốc khi bị ngứa vùng kín lúc mang thai hay không? Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, co rất nhiều loại thuốc có thể đặt khi bị ngứa vùng kín được chỉ định riêng cho bà bầu như: Canesten, Polygynax, Mebines,… Cho nên việc đặt thuốc là được phép theo chỉ định của bác sĩ.
Việc đặt thuốc phải thực hiện liên tục, đúng liều chỉ định. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đặt thuốc. Tránh quan hệ tình dục trong quá trình đặt thuốc để tránh phản tác dụng.
Phụ nữ bị ngữa vừng kín khi mang thai, phải lưu ý đặc biệt với trường hợp đặt thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy đến gặp ngay bắc sĩ để khám lại để có phương pháp điều trị kịp thời.
Phụ nữa mang thai bị ngứa vùng kín không hề đơn giản, nếu như gặp phải những dấu hiệu sau đây thai phụ không nên chủ quan mà nên sớm đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
– Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)…
– Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ – âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục
Em bé có được mạnh khỏe hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Do đó, các mẹ trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên chủ quan với sức khỏe sinh sản của mình, dù là những triệu chứng ngứa vùng kín đơn thuần nêu trên.
Poliva hy vọng rằng những kiến thức trên đây có thể giúp chị em ít nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Đừng để vấn đề phụ nữ bị ngứa khi mang thai cản trở cuộc sống sinh hoạt của bạn. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu Poliva khuyên mẹ bầu nên đọc bài viết => Phụ nữ mang thai cần ăn gì cho bổ mẹ khỏe con?
Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị nhà hàng khách sạn các loại như: xích đu mây giá rẻ, ghế hồ bơi nhựa giả mây, ô dù ngoài trời thanh lý, đồ dùng 1 lần cho khách sạn,…Vui lòng liên hệ ngay với Poliva theo hotline 096.849.8888 – 094.714.9999 để sớm nhận được báo giá và những tư vấn chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm.