Phương pháp ăn dặm truyền thống: Bé khỏe mẹ an tâm

137,910 | Thứ ba, 14/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ lựa chọn bởi phương pháp này đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo ngại khi áp dụng kiểu ăn dặm này. Sau đây, Poliva sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống.

Phương pháp ăn dặm truyền thống được áp dụng theo kiểu nấu cháo kết hợp với các loại rau củ, quả, thịt, cá. Tất cả đều được xay nhuyễn theo các cách khác nhau tùy theo cách chế biến của từng mẹ. Ăn dặm truyền thống rất dễ nấu, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Phương pháp ăn dặm truyền thống, bé khỏe mẹ an tâm

Phương pháp ăn dặm truyền thống, bé khỏe mẹ an tâm

Ăn dặm truyền thống: mẹ tiện lợi, con đủ chất

Ăn dặm truyền thống là nguồn cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho bé bên cạnh nguồn sinh dưỡng từ sữa mẹ được các mẹ áp dụng từ khi bé 6 tháng tuổi.

Ăn dặm truyền thống là gì?

Ở Việt Nam, phương pháp ăn dặm truyền thống được xem là lâu đời và phổ biến nhất. Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, mẹ sé bắt đầu xay bột cùng với các loại rau củ, thịt cá cho đến khi bé mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo. Tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian của mẹ mà việc nấu cháo theo phương pháp ăn dặm truyền thống sẽ thực hiện với các bước khác nhau.

Ăn dặm truyền thống được thực hiện như thế nào?

Theo phương pháp ăn dặm truyền thống, thức ăn kèm được xay nhuyễn và cho chung vào cháo. Không phân biệt những loại thức ăn và độ thô khi chế biến thức ăn cho từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tập ăn, mẹ thường cho bé ăn nhiều chất đạm, béo.

Khi ăn, mẹ thường dùng muỗng hay thìa đút cho bé ăn trực tiếp theo hình thức ép ăn hoặc đi rong. Trẻ thường được ăn một chén hoặc một đĩa bột một bữa.

Bên cạnh ngũ cốc, nhóm thực phẩm chủ yếu được mẹ dùng cho bé ăn dặm truyền thống là:

Chất đạm bao gồm thịt, tôm, cua. Mẹ sẽ xay nhỏ mịn những thực phẩm này rồi trộn với các loại gia vị như hành, thì là, gừng cùng một thìa nước mắm.

Đối với các loại rau thì các mẹ nên thái nhỏ rồi bỏ vào nồi nước sôi trần qua. Sau đó, các mẹ dùng máy xay để xay nhuyễn. Các mẹ chú ý không nên xay rau sống vì sẽ có mùi rất nồng. Để giữ được vitamin có trong rau củ, mẹ có thể cho thêm vài giọt olive khi cho rau vào nồi nước sôi.

Thức ăn được xay nhuyễn và nấu chung với cháo.

Thức ăn được xay nhuyễn và nấu chung với cháo.

Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về ăn dặm kiểu truyền thống, Poliva xin đưa ra những ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.

Ưu điểm của ăn dặm truyền thống

  • Việc chế biến thức ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Do vậy mà nó phù hợp với các mẹ bận rộn.
  • Khi bắt đầu ăn dặm, để cho bé ăn những thức ăn xay nhuyễn sẽ không gây hại đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Mỗi bữa ăn, bé ăn được số lượng thức ăn lớn nên có khả năng phát triển tốt về cân nặng, thể chất.

Nhược điểm của ăn dặm kiểu truyền thống

  • Do thường xuyên ăn những thức ăn nhuyễn nên khả năng ăn thô của bé ở giai đoạn sau kém.
  • Việc nấu chung các nguyên liệu với nhau khiến bé khó cảm nhận được mùi vị. Vì vậy mà bé sinh ra tâm lý chán ăn và kén chọn thực phẩm sau này.
  • Việc ép trẻ ăn quá nhiều dễ khiến trẻ bị các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
Phương pháp ăn dặm truyền thống khá đơn giản.

Phương pháp ăn dặm truyền thống khá đơn giản.

Các giai đoạn cho bé ăn dặm truyền thống

Giai đoạn 1:

Ở giai đoạn này, các mẹ cần cho bé tập ăn dần dần, mức độ vừa đủ khoảng 150 – 200 ml/1 lần ăn, sau đó tăng dần lên đến khoảng 300 – 400 ml.

Giai đoạn 2:

Thời gian đầu, các mẹ có thể đổi từ 3 bữa bột một ngày thành 2 bữa bột và một bữa cháo. Khi nấu cháo, các mẹ nấu như bình thường rồi dùng đũa đánh vỡ hạt cháo ra. Ở giai đợn này, các mẹ không nên cho bé ăn cháo nguyên hạt. Ban đầu, cháo nấu vừa phải sau đó tăng dần độ đậm đặc lên.

Giai đoạn này, bé thường mọc răng nên hay quấy khóc và biếng ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ cũng không nên ép.

Giai đoạn 3:

Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé cùng ngồi ăn cơm với gia đình. Các mẹ ăn gì thì gắp cho bé một ít với miếng nhỏ hơn. Giai đoạn này, bé có thể tập cầm thìa được rồi.

Các mẹ nên nấu cháo đặc cho bé và có thể cho bé tập ăn cơm. Trước mắt, mẹ chỉ nên cho bé tập ăn 1-2 thìa cơm trộn cùng thịt băm hoặc dầm nước canh.

Giai đoạn 4:

Trước mỗi bữa cháo trưa hoặc tối, mẹ có thể cho bé ăn 1/3 bát cơm trộn thịt băm hoặc chan canh. Các mẹ nên để bé tự xúc và chỉ giúp đỡ khi cần. Sau khi ăn cơm, bé sẽ ăn khoảng 1/2 tô cháo tùy theo nhu cầu của bé. Nếu bé phản đối ăn đến 3 lần hoặc nhè thức ăn ra thì mẹ không nên ép bé ăn nữa.

Ăn dặm truyền thống theo từng giai đoạn giúp bé nhanh lớn.

Ăn dặm truyền thống theo từng giai đoạn giúp bé nhanh lớn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp ăn dặm truyền thống. Poliva hi vọng mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết sau đây => Chọn nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh hơn không phải ai cũng biết

Ngoài mang đến bạn đọc những kiến thức hay về sức khỏe, xã hội,…Poliva còn là đơn vị số 1 trên toàn quốc trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn như: ghế xích đu trứngbán giường hồ bơigiá ô che nắng ngoài trờibộ amenities khách sạn,…Tất cả sản phẩm do Poliva cung cấp đều là hàng mang thương hiệu Poliva nổi tiếng nên có độ bền cao, mẫu mã đẹp, đang dạng kiểu dáng, đặc biệt là giá thành cạnh tranh. Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị khách sạn Poliva vui lòng liên hệ 096.849.8888 để tìm được cho mình những sản phẩm ưng ý với giá thành và chất lượng tốt nhất.

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999