Tại sao tiêm uốn ván cần thiết cho phụ nữ mang thai?

126,777 | Thứ sáu, 10/05/2024, 07:00 (GMT+7)

Tiêm uốn ván cho mẹ bầu là công việc quan trọng trong suốt 9 tháng mang thai. Nhiều mẹ đặt câu hỏi tiêm uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Hay tại sao tiêm uốn ván lại cần thiết cho phụ nữ mang thai? Bài viết dưới đây Poliva giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc.

1. Bệnh uốn ván là gì? Tại sao tiêm uốn ván lại cần thiết cho phụ nữ mang thai?

Theo các chuyên gia Y tế cho biết, uốn ván là một loại bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Tiêm uốn ván giúp bảo vệ mẹ và con tránh nguy cơ tử vong

Tiêm uốn ván giúp bảo vệ mẹ và con tránh nguy cơ tử vong

Bệnh uốn ván gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong quá trình sinh nở của mẹ. Các vi trùng xâm nhập vào các dụng cụ trong quá trình mẹ sinh, xâm nhập vào môi trường gây bệnh cho mẹ. Với em bé vi trùng uốn ván xâm nhập qua nơi cắt và thắt dây rốn ở trẻ. Trường hợp nếu các mẹ mang thai không tiêm uốn ván có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao từ 20% đến 40%. Do đó tiêm uốn ván khi mang thai là rất cần thiết cho mẹ bầu.

2. Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào?

Mẹ mang thai lần đầu lịch tiêm uốn ván như thế nào?

Với những phụ nữ mang thai lần đầu (mang thai con so) cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi nên cách nhau 1 tháng.

Với 3 tháng đầu tiên của thai kì bà bầu thường bị những cơn đau đầu, ốm nghén, buồn nôn đi kèm nên thời điểm này sẽ không nên tiêm.

Giai đoạn tốt nhất cho mẹ bầu là khoảng 20 tuần trở lên (3 tháng giữa của thai kì) các mẹ nên tiêm mũi đầu và sau 1 tháng mẹ có thể tiêm mũi thứ 2. Trường hợp mẹ bầu tiêm muộn gần lúc sinh nên tiêm trước đó ít nhất 1 tháng.

Với những mẹ mang thai lần đầu, số mũi tiêm uốn ván là 2 mũi

Với những mẹ mang thai lần đầu, số mũi tiêm uốn ván là 2 mũi

Mẹ mang thai những lần sau lịch tiêm uốn ván như thế nào?

Ngoài ra trường hợp các mẹ mang thai những lần sau, mẹ chỉ cần tiêm 1 mũi. Nếu mẹ nào mang thai lần 2 cách lần mang thai đầu trên 10 năm, mẹ có thể tiêm 2 mũi uốn ván cho mình.

Những mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi chỉ cần tiêm 1 mũi

Những mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi chỉ cần tiêm 1 mũi

Cụ thể tổng hợp các mũi tiêm uốn ván cho mẹ bầu như sau:

Mũi tiêm uốn ván 1: Tiêm khoảng 3 tháng giữa khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ

Mũi tiêm uốn ván 2: Ít nhất khoảng thời gian 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng

Mũi tiêm uốn ván 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau

Mũi tiêm uốn ván 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau

Mũi tiêm uốn ván 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

3. Lưu ý tiêm uốn ván cho mẹ bầu khi mang thai

Bà bầu tiêm phòng uốn ván bị đau tay, sưng

Khi tiêm uốn ván chắc chắn sẽ có những hiện tượng khác thường xảy ra như: đau tại chỗ tiêm, dị ứng tại chỗ khi tiêm uốn ván. Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng quá nhiều bởi đó là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Để xử lý triệu chứng sưng, dị ứng sau khi tiêm uốn ván các mẹ bầu có thể chườm mát vào cánh tay để giảm sưng đồng thời tạo cảm giác dễ chịu, không đau.

Sau khi tiêm, tay mẹ bị đau, sưng là những hiện tượng bình thường

Sau khi tiêm, tay mẹ bị đau, sưng là những hiện tượng bình thường

 Các mẹ bị bệnh sởi, thận và cúm có nên tiêm?

Trong một số trường hợp như bản thân mẹ bầu bị mắc các bệnh trước đó: bệnh sởi, bệnh thận, cảm cúm… thì các mẹ nên hỏi bác sĩ để biết có nên tiêm uốn ván không? Việc đến bệnh viện thăm khám hỏi bác sĩ là điều rất cần thiết. Một mặt giúp mẹ bầu yên tâm hơn mặt khác đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và con.

4. Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu thường diễn ra tại các địa điểm:

Các bệnh viện sản, bệnh viện đa khoa, các trung tâm y tế dự phòng, các trạm y tế các xã, các trung tâm tiêm chủng tại nơi các mẹ bầu ở.

Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như thai nhi, mẹ bầu nên lựa chọn những cơ sở uy tín, các bệnh viện lớn.

Tại Hà Nội:

Trung tâm Y tế dự phòng: 50C Hàng Bài, 70 Nguyễn Chí Thanh.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế: Số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy.

Phòng tiêm chủng Quốc tế: Số 3 Ông Bích Khiêm, Quận Ba Đình.

Phòng tiêm chủng SAFPO: 135 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng.

Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương: Số 1 Yecxanh, Quận Hai Bà Trưng.

Bệnh viện nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Quận Đống Đa.

Bệnh viện Việt Pháp: Số 1, Đường Phương Mai, Quận Đống Đa.

Trung tâm phòng chống dịch Bệnh viện Nhiệt đói Trung ương: số 78, Giải Phóng, Quận Đống Đa.

Tại TP. Hồ Chí Minh:

Viện Pasteur: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3.

Bệnh viện Từ Dũ: 248 Cống Quỳnh, Quận 1.

Bệnh viện Đại học Y Dược: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.

5. Giá tiêm uốn ván cho bà bầu

Hiện nay có rất nhiều các loại vắc xin để tiêm uốn ván khác nhau, với các đơn giá khác nhau. Do đó các mẹ nên tìm hiểu tham khảo trước các bảng giá tiêm phòng cho bà bầu. Dưới đây là bảng giá gợi ý bạn đọc:

Bảng giá tiêm uốn ván cho mẹ bầu tham khảo

Bảng giá tiêm uốn ván cho mẹ bầu tham khảo

Đến đây thì Poliva đã giải đáp cho bạn đọc vì sao việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu khi mang thai là rất cần thiết. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc tham khảo có nhiều kiến thức chuẩn bị cho việc làm mẹ được tốt nhất. Ngoài ra mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống của bản thân để tránh những tác hại không mong muốn, Poliva khuyên mẹ nên đọc bài viết => 11 thực phẩm phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn

Poliva.vn – Website cung cấp những bài viết hay nhất về sức khỏe & xã hội hiện nay, ngoài ra Poliva còn là địa chỉ phân phối các loại thiết bị khách sạn & nhà hàng uy tín hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách những sản phẩm giá thành rẻ với chất lượng cao như: mẫu xích đu sân vườngiường nằm bãi biển, ô che nắng lệch tâmbộ amenities khách sạn,…Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị nhà hàng & khách sạn vui lòng liên hệ 096.849.8888 – 094.714.9999 để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999