Xem ngay 10 biểu hiện bệnh trầm cảm, nếu không sẽ muộn

150,766 | Thứ năm, 21/11/2024, 07:00 (GMT+7)

Bệnh trầm cảm đang dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở dạng nhẹ, bệnh trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh. Nhưng bệnh trầm cảm nặng có thể gây ra vô số hệ lụy cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để có thể ngăn chặn kịp thời, chúng ta cần phải biết những biểu hiện bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh đáng sợ hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Khi mắc bệnh, những cảm xúc tiêu cực, buồn rầu, chán nản sẽ lẻn lỏi từ từ ăn sâu vào tâm hồn người bệnh, khiến cho họ cảm thấy chơi vơi, thất vọng, tâm hồn thể xác héo mòn, khi bệnh trở nên nặng có thể khiến họ sinh ra ảo giác và muốn tự tử.

Tham khảo thêm:

 

 

 

Xem ngay 10 biểu hiện bệnh trầm cảm, nếu không sẽ muộn

Xem ngay 10 biểu hiện bệnh trầm cảm, nếu không sẽ muộn

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý phổ biến, ai cũng có thể mắc đặc biệt là những người gặp nhiều stress, trải qua cú sốc tinh thần, nhất là ở phụ nữ. Người mắc bệnh trầm cảm thường luôn cảm thấy buồn, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc suy nghĩ và hành động của người bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh người bệnh như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và nghiêm trọng hơn là người bệnh sẽ có những hành động hủy hoại bản thân.

Nguyên nhân trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân trầm cảm chính sau:

    • Di truyền: Nếu như trong gia đình từng có người bị mắc bệnh trầm cảm thì khả năng bị mắc bênh trầm cảm sẽ cao hơn so với những người bình thường.

 

    • Các chất hóa học trong não: Theo một số nghiên cứu cho thấy, những thành phần hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác so với người bình thường.

 

    • Stress: Khi gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hay các mối quan hệ xung quanh mà những căng thẳng phiền muộn này không được giải tỏa cứ tích lũy từ ngày này sang ngày khác sẽ khiến bạn mắc bệnh trầm cảm.

 

    • Bị sốc tinh thần: Sau khi một người gặp phải cú sốc tinh thần lớn mà không thể chấp nhận được sẽ khiến họ mắc bệnh trầm cảm.

 

    • Phụ nữ sau sinh: Đây là đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm cảm nhất do những thay đổi trong cuộc sống, sức khỏe giảm sút lại không nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ chồng.

 

Áp lực trong cuộc sống, công việc là nguyên nhân trầm cảm phổ biến nhất.

Áp lực trong cuộc sống, công việc là nguyên nhân trầm cảm phổ biến nhất

Biểu hiện bệnh trầm cảm

Để có thể kịp thời chữa trị, bạn cần phải nhận biết được các biểu hiện bệnh trầm cảm:

Thích ở một mình, ngại giao tiếp: Thường thì những người mắc bệnh trầm cảm thích ở một mình trong phòng, không thích đến những nơi đông người, thậm chí không muốn nói chuyện với ai.

Nghiện mạng xã hội: Trong trường hợp này, ở trên mạng xã hội, người bệnh nói nhiều nhưng cuộc sống bên ngoài thì ngược lại hoàn toàn, thu mình lại.

Lúc nào cũng có cảm giác buồn chán, ủ dột: cảm giác này diễn ra liên tục và kéo dài đến vài tuần trở lên.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: ngay cả khi không làm việc nặng, chỉ ngồi không một chỗ, người bệnh vẫn có cảm giác mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống.

Mất tập trung, không muốn làm việc: Người bệnh không thể tập trung, mất hết hứng thú làm việc, không muốn động tay vào bất kì việc gì. Thậm chí, cả những việc mà trước đây người bệnh yêu thích thì khi mắc bệnh cũng không còn thấy hứng thú nữa.

Bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống: Tự cảm thấy bản thân mình vô dụng, luôn dằn vặt về những lỗi lầm mình mắc phải, không còn niềm tin vào mọi chuyện trong cuộc sống.

Hay nổi nóng, cáu gắt: Những người mắc bệnh trầm cảm thường rất dễ nổi nóng vô cớ với những người xung quanh dù những việc rất nhỏ.

Hay có cảm giác lo âu, bất an: Sự lo lắng này thường bắt nguồn từ những điều rất vô lý, thậm chí là không có thật do người bệnh tưởng tượng ra.

Mất ngủ hay ngủ rất nhiều: Sự thay đổi đột ngột trong giấc ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm. Những người mắc bệnh thường trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hay có những trường hợp chỉ muốn đi ngủ, không muốn thức dậy.

Nghĩ đến cái chết: Biểu hiện trầm cảm này không phải là hiếm, gần như xảy ra ở một nửa số người mắc bệnh trầm cảm.

Biểu hiện bệnh trầm cảm

Biểu hiện bệnh trầm cảm

Cách chữa bệnh trầm cảm không cần dùng thuốc

Khi nhận thấy mình có những biểu hiện bệnh trầm cảm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trầm cảm đơn giản dưới đây:

Suy nghĩ tích cực

Nếu cảm thấy cuộc sống quá bế tắc, nhiều áp lực, bạn có thể tìm đọc những cuốn sách mang sắc màu lạc quan, cuộc sống tươi đẹp. Hoặc có thể tham gia các hoạt động giải trí, mở lòng với mọi người, đừng giam mình trong một góc tối để suy nghĩ chán nản lấn chiếm tâm trí.

Điều chỉnh thói quen và công việc hàng ngày

Hãy thử điều chỉnh lại thói quen và công việc hàng ngày để cuộc sống dễ thở hơn, dành thời gian cho bản thân có thời gian thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị công nghệ

Đừng để bản thân ngập chìm trong thế giới ảo và để điện thoại, máy tính chi phối cuộc sống của bạn. Bởi lâu dần, những thiết bị công nghệ này sẽ khiến bạn ngại giao tiếp, ít nói và thu mình trong thế giới ảo. Đây là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm.

Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp

Lên kế hoạch ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn mất kiểm soát. Hãy ăn những thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ; axit folic như cải bó xôi, bơ.

Ngoài ra, cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thời gian đầu sẽ rất khó để làm quen với thói quen sinh hoạt điều độ nhưng hãy cố gắng kiên trì để đối phó với bệnh trầm cảm.

Tăng cường rèn luyện thể chất

Một ngoại hình đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn về ngoại hình và bớt đi mặc cảm về bản thân. Ngoài ra, tập các bài tập thể dục nhẹ buổi sáng, các khóa tập gym, học múa hay bất cứ môn thể thao nào mà bạn yêu thích sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn và tràn đầy sức sống.

Điều trị theo liệu pháp y học cổ truyền

Khi cảm thấy căng thẳng, bạn có thể thực hiện một số động tác sau:

Vuốt ấm vành tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc hai vành tai từ trên xuống dưới, làm khoảng 21 lần sẽ giúp vành tai ấm lên và khí huyết lưu thông.

Vuốt dọc xương chân mày: Lấy hai ngón trỏ vuốt từ đầu chân mày đến ngoài đuôi mắt theo dọc mô xương.

Vuốt dọc hai bên mũi: Dùng hai ngón trỏ vuốt hai bên sống mũi, từ điểm giữa hai chân mày qua thân mũi, khóe miệng đến góc cằm.

Day ấn huyệt Ấn đường: Dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn khoảng 21 vòng.

Kích thích vùng sau đầu: Đặt 2 bàn tay sau gáy, sát hai tai, vuốt nhẹ dọc sau vành tai.

Đọc những cuốn sách mang sắc màu lạc quan là một cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả.

Đọc những cuốn sách mang sắc màu lạc quan là một cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả.

Hi vọng bài viết này mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích về trầm cảm là gì, nguyên nhân, biểu hiện bệnh trầm cảm và cách chữa bệnh trầm cảm. Để có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị sởi: Bố mẹ chớ nên coi thường căn bệnh này

Ngoài những thông tin hữu ích về sức khỏe, xã hội, Poliva còn chính là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và cung cấp các loại thiết bị khách sạn như: mẫu xích đu ngoài trờigiường hồ bơi giả mâyô dù che nắng ngoài trờibộ amenities khách sạn,…Tất cả thiết bị khách sạn do Poliva cung cấp đều là hàng nhập khẩu mang thương hiệu Poliva cao cấp, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Poliva là đơn vị cung cấp các loại thiết bị cho nhà hàng khách sạn của bạn. (Liên hệ mua hàng: 096.849.8888 – 094.714.9999)

chat qua zalo
chat qua mess
Miền Bắc 096.849.8888
Miền Nam 094.714.9999